Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm

1. a, Luận điểm trong bài chưa rõ ràng, nội dung bị trùng lặp thiếu sự nhấn mạnh, phát triển ý

b, Không nêu được luận điểm chính có ý nghĩa khái quát, diễn đạt không mạch lạc, logic, không làm nổi bật được cốt lõi vấn đề

c, Không có sự thống nhất về chủ đề, cách diễn đạt sơ sài

2. Chữa lại

a, thay từ “vắng vẻ” bằng tính từ khác phù hợp với luận cứ

b, Luận điểm cần ngắn gọn “nam nhi thời phong kiến luôn mang trong mình món nợ công danh”

c, Luận điểm: văn học dân gian tích lũy kinh nghiệm của cha ông từ ngàn đời.

II. Lỗi liên quan tới việc nêu luận cứ

a, Luận cứ mơ hồ, cách dùng từ chưa hợp lý

Sửa lại:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

    + Khi nắng xuống, trời lên thì bầu trời, lòng sông mở ra vừa cao, rộng đến vô tận

b, Luận cứ thiếu chính xác, cách sắp xếp ý lộn xộn

Sửa: thời đại Trưng Vương cho tới những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ anh hùng hào kiệt đời nào cũng có.

c, Lỗi ở sự thiếu logic, luận cứ không phù hợp với luận điểm

Các địa danh không phải tên tuổi, sửa thành: Ngô Quyền, Lê Lợi, Nguyễn Huệ

III. Lỗi về cách thức lập luận

a, Luận cứ trình bày thiếu tính logic, lộn xộn, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm

- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ luôn là những đề tài trong nền văn học trung đại Việt Nam để nhiều tác giả thể hiện quan niệm tiến bộ của mình như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn… và xuất sắc nhất phải nhắc tới chính là Nguyễn Du với tác phẩm truyện Kiều

b, Luận điểm mập mờ, luận cứ phiến diện, thiếu cái nhìn đa chiều khi chỉ viết về “cái đói” trong đề tài người nông dân và nông thôn của Nam Cao

Sửa: Các đối tượng trong các sáng tác của Nam Cao đa dạng, phong phú không chỉ viết về người nông dân, mà ông còn tập trung khắc họa hình ảnh người trí thức tiểu tư sản.

c, Luận điểm hư ảo, không rõ ràng, sự gợi mở, dẫn dắt không phù hợp làm sáng tỏ luận điểm

Luận cứ dùng để mở rộng, tiếp tục phát triển đề tài không phù hợp với phạm vi đề tài

Sửa: Nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Khuyến- nhà thơ của cảnh thu, tình thu.