Đề bài: Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn.

Bài văn mẫu

   Nhà văn người Nga Fa-đê-ép đã từng nhận xét: “Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn thế giới… Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chước được”. Nhận xét ấy quả không sai khi nói về những sáng tác của Lỗ tấn. Thuốc là một trong những câu chuyện hay nhất của ông, ra đời giữa cơn bão táp của phong trào Ngũ Tứ do học sinh Bắc Kinh phát động mở đầu cuộc vận động cứu đất nước Trung Hoa khỏi bị diệt vong.

   Tác phẩm xoay quanh câu chuyện vợ chồng lão Hoa Thuyên mua bánh bao tẩm máu người tử tù để chữa bệnh cho con và câu chuyện Hạ Du làm cách mạng lại bị chết chém. Câu chuyện đã nói lên thực trạng đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ: u mê, tăm tối, tê liệt của quần chúng và bi kịch của những ngày đầu làm cách mạng.

   Mở đầu tác phẩm là hình ảnh lão Hoa đi mua thuốc cho còn vào một đêm thu đã gần sáng. Trời tối, cái lạnh và tiếng ho của người bị lao càng làm cho khung cảnh thêm phần lặng lẽ, rờn rợn. Trong tình cảnh ấy, bà vợ khẽ lấy tiền dưới gối đưa cho chồng mua phương “thuốc” kia về chữa bênh cho con. Lão Hoa đi trong long cảm thấy “sảng khoái” “trẻ lại” bởi mấy đời đã không có con trai, nay bỗng biết được phương pháp cải tử hoàn sinh, lòng lão vô cùng sung sướng, chứa chan hi vọng sẽ cứu được con mình.

   Ở pháp trường, mọi người ào ào “xô tới như nước thủy triều” hòng lấy “thuốc” để đem bán. Người bán thuốc cho lão Hoa “áo quần đen ngòm” “mắt sắc như hai lưỡi dao” và phương thuốc hắn đưa cho lão Hoa chính là chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ của người tử tù vừa bị chết chém. Lão Hoa run run cầm chiếc bánh ấy, nhưng sau một phút thất thất, lão bình tĩnh và tâm niệm “lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung sướng biết bao”. Về nhà họ cho thằng Thuyên ăn chiếc bánh với lời động viên: “ăn đi con, con sẽ khỏi ngay”. Câu nói ấy phản ánh tình trạng u mê, ngu muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Họ luôn tin rằng, sử dụng bánh bao tẩm máu người có thể chữa khỏ bách bệnh. Đó quả là suy nghĩ đầy thiển cận và lạc hậu. Nhưng cuối cùng thằng Tuyên vẫn phải bỏ mạng, phương thuốc kia không thể cứu chữa hắn. Cách viết của Lỗ Tấn thật bình thản, nhẹ nhàng mà cũng vô cùng xâu xa. Hàng loạt chi tiết đều xoay quanh việc mua, bán và sử dụng thuốc để làm nổi bật lên vấn đề đầu tiên ông hướng đến là phê phán thói mê tín, dị đoan của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.

   Nhân vật thứ hai được nhắc đến chính là Hạ Du – một chiến sĩ cách mạng có tư tưởng tiến bộ: chống phong kiến. Hạ Du mang trong mình lí tưởng lớn “Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta” và anh không ngừng phân đấu vì lí tưởng của mình. Giữa cả biển người sống trong u mê, tăm tối, thì Hạ Du và những người như anh vẫn không ngừng chiến đầu, mặc cho những người xung quanh không ai hiểu, và ủng hộ họ. Ông chú của Hạ Du táng tận lương tâm, tố cáo cháu là giặc để được 25 lạng bạc. Lão Khang lấy máu Hạ Du để làm bánh bao tẩm máu người bán. Tất cả bọn họ đều u mêm tăm tối, còn người chiến sĩ cách mạng thì chiến đấu đơn độc. Câu chuyện của Hạ Du đã cho thấy hình ảnh, tình trạnh, bi kịch của người chiến sĩ cách mạng trong buổi đầu hoạt động.

   Phần cuối truyện là vào một tiết thanh minh, mẹ của Hạ Du và thằng Thuyên gặp nhau trên con đường phân cách giữa hai khu mộ. Phía bên trái là chỗ chôn của kẻ tử tù, còn phía bên phải là mộ của những người nghèo. Họ cùng đến thăm con trai trong tiết thanh minh, họ ngẩn ngơ, khóc đến cạn nước mắt. Bà Hoa là người chủ động bước qua con đường mòn, an ủi mẹ Hạ Du: “Bà ơi thôi mà, thương xót làm chi nữa! Ta về đi thôi!”. Hành động, cử chỉ đó cho thấy sự đồng cảm, thương xót của hai người mẹ mất con với nhau. Họ bước qua con đường ngăn cách giữa hai thế giới trong nỗi đau đớn tột cùng, hiểu và cảm thông cho nhau. Đồng thời trong phần truyện này, cũng xuất hiện vòng hoa trắng đặt trên mộ Hạ Du, cho thấy: dù trong đám quần chúng vẫn nhiều người u mê, tăm tối nhưng đau đó vẫn có những con người sáng suốt, hiểu và ngưỡng mộ những việc làm đúng đắn của người chiến sĩ Hạ Du.

   Trong tác phẩm này, số lượng nhân vật rất ít, những mỗi nhân vật lại nói lên những quan điểm, tư tưởng của tác giả. Tác phẩm này có thể coi như phương thuốc vô cùng hữu hiệu chữa trị căn bệnh lạc hậu, u mê đang gặm nhấm ngời dân Trung Hoa. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.