Chuyên mục: Văn mẫu: Những câu hát than thân

Đề bài: Cảm nghĩ về Những câu hát than thân

Bài văn mẫu

   Ca dao than thân là những câu hát ca nỉ non được cất lên từ bao mảnh đời nhỏ bé, bất hạnh, tội nghiệp như người phụ nữ, người nông dân. Những tiếng ca ấy vừa để than thân, trách phận vừa thể hiện tinh thần phản kháng chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định khát vọng tự do, giải phóng thân phận của kiếp lầm than. Trong kho tàng ca dao than thân vô cùng phong phú, ba bài ca dao dưới đây để lại trong tôi nhiều ấn tượng và xúc cảm hơn cả.

    1. “Nước non lận đận một mình

    ...Cho ao kia cạn cho gầy cò con”

    2. “Thương thay thân phận con tằm

    ...Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

    3. “Thân em như trái bần trôi

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

   Điểm chung giữa ba bài ca dao đó là đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền của dân tộc để thể hiện cảm xúc. Đây là thể thơ giản dị về quy luật, có cách ngắt nhịp, gieo vần đặc biệt nên có khả năng diễn tả mọi cung bậc tình cảm của con người. Đặc biệt, cả ba bài câu hát đều sử dụng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương nữ con cò, con tằm, con kiến, con hạc, trái bần trôi,...làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ so sánh để diễn tả tâm trạng thân phận con người. Đồng thời cả ba bài ca dao đều sử dụng những mô típ than thân quen thuộc như “thân cò, thân em, thương thay” để khởi đầu cho mỗi tiếng than. Đó đều là những đặc trưng tiêu biểu trong ca dao than thân Việt Nam.

   Bài ca dao đầu tiên là tiếng than ai oán đến tái tê lòng của người phụ nữ nông dân cho bản thân mình và con cái của họ. Đã từ rất lâu, hình ảnh cánh cò lầm lũi, cặm cụi đi ăn đêm trên cánh đồng trở thành nỗi ám ảnh đầy thương tâm trong lòng người. Trong bài ca dao này, “thân cò” và “cò con” được sử dụng như những biểu tượng ẩn dụ cho số phận người phụ nông dân đáng thương, tôi nghiệp cùng đứa con nhỏ bé của họ. Hai câu đầu, với từ láy “lận đận” kết hợp với thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” đã cho thấy nỗi khổ cực, nhọc nhằn, vất vả của người phụ nữ: “Nước non lận đận một mình/Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”. Giữa ruộng đồng mênh mông, hiu quạnh thân cò quanh năm lầm lũi, cặm cụi kiến ăn. Dáng vẻ hao gầy, mệt mỏi của con cò kia cũng giống như cuộc đời lam lũ, khốn khó của người phụ nữ nông dân, một mình bươn trải trước sóng gió cuộc đời. Cụm từ “bấy nay” cho thấy quãng thời gian dài đằng đẵng phải chịu đựng những gian nan, vất vả. Tiếng ca cất lên như một tiếng khóc đầy tủi hờn cho số phận.

   Cuộc đời nhọc nhằn còn không cho người phụ nữ nông dân được chút bình yên, những thế lực xấu xa chưa bao giờ buông tha cho họ. Chúng tạo ra muôn vàn cay đắng bắt người nông dân phải chịu đựng. Không biết san sẻ cùng ai, những kiếp lầm than ấy đã gửi gắm trong lời ca dao tiếng kêu ai oán, trách móc đẫm lệ: “Ai làm cho bể kia đầy/Cho ao kia cạn cho gầy cò con”. Đại từ nhân xưng “ai”cất lên thay cho lời phiếm chỉ tố cáo những thế lực gây ra nỗi thống khổ cho con người. “Bể đầy” “Ao cạn” là những hình ảnh tượng trưng cho điều oan trái, bất công trong cuộc đời. Từ “cho” được điệp lại ba lần trong một tiếng hát giống như những tiếng nấc nghẹn ngào, thống thiết. Đặc biệt, hình ảnh “cò con” xuất hiện ở cuối bài càng làm tăng thêm bi kịch cho câu hát than thân. Đời mẹ đã khổ đau, nhọc nhằn vất vả nhưng đời con trước sự áp bức bóc lột của thế lực phong kiến càng đau đau thương, hao gầy hơn. Bài ca dao vừa là lời than than, vừa là tiếng nói phản kháng, tố cáo gay gắt tội ác của bọn vua quan thống trị vì sưu cao thuế nặng, vì phu phen nô dịch để lại đã để lại đau khổ cho bao kiếp người.

   Tiếng kêu ai oán của người nông dân không bao giờ ngưng khi những bất công oan trái của cuộc đời còn đè nặng lên vai họ. Tiếp nối mạch cảm xúc trong bài cao dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai tiếp tục là tiếng than não nùng về thân phận vất vả, bất hạnh của người nông dân.

    “Thương thay thân phận con tằm

    ...Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

   Toàn bộ bài ca dao là những ẩn dụ đặc sắc, lấy những hình ảnh của con vật nhỏ bé gắn với đặc tính sinh hoạt của chúng để ẩn dụ cho số phận của người nông dân. Điệp khúc “thương thay” được lặp lại bốn lần trong bài ca dao như khúc dạo đầu cho mạch cảm xúc sầu thương, buồn sầu.

   Điệp khúc đầu tiên “Thương thay thân phận con tằm/Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”, tằm là loài vật nhỏ bé, đáng thương, chăm chỉ cần cù nhả tơ xong những cuộn tơ ấy lại để cho người khác lấy đi và tằm cũng kết thúc vòng đời của mình. Giống như người nông dân làm việc lam lũ, vất vả nhưng công lao không những không được ghi nhận mà thường xuyên bị bòn rút sức lao động. Cùng chung số phận với kiếp con tằm, lũ kiến nhỏ bé, li ti trong điệp khúc thứ hai “Thương thay lũ kiến li ti/Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi” cũng bôn ba ngược xuôi vất vả kiếm miếng ăn nhưng suốt đời vẫn phải sống trong nghèo khổ. Cuộc đời của lũ kiến ấy cũng chính là ẩn dụ về cuộc đời của người nông dân. Đến điệp khúc thứ ba “Thương thay hạt lánh đường mây/Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi” là nỗi chua xót đồng cảm về một cuộc đời bôn ba phiêu dạt, vô định không chốn dừng chân. Đặc biết điệp khúc thứ tư “Thương thay con cuốc giữa trời/Dầu kêu ra máu có người nào nghe”, khiến ta không kìm nổi nước mắt trước hình ảnh con cuốc bơ vơ cô đơn giữa dòng đời, cất tiếng kêu than nhỏ máu, đứt ruột thảm thiết nhưng rồi đổi lại là sự vô vọng, bất lực. Cuộc đời của người nông thấp cổ bé họng cũng vậy, cả đời ôm nỗi oan trái, dằn vặt mà không biết tỏ bày cùng ai. Biết bao cảnh ngộ, bao số phận đáng thương, tội nghiệp được gợi ra trong bài ca dao than thân ấy. Bài ca dao vừa là là tiếng than đầy tủi hờn, tuyệt vọng vừa là tiếng nói tố cáo những điều bất oan trái, bất công trong xã hội trái bất công trong xã hội khiến người nông phải chịu đựng bao khổ đau.

   Không chỉ người nông dân, trong xã hội phong kiến người phụ nữ cũng phải chịu vô vàn bất công, cay đắng. Quan niệm “trọng nam khinh nữ”, truyền thống “tam tòng tứ đức” như chiếc cùm gông vô hình xiết chặt lấy cổ người phụ nữ, bóp chết quyền tự go, quyền hạnh phúc của họ. Bài ca dao thứ ba là tiếng khóc than thân của người phụ nữ nghe mà nhói lòng:

    “Thân em như trái bần trôi

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”.

   Mô típ “thân em” mở đầu bài ca dao vừa tha thiết, xúc động. Người phụ nữ trực tiếp xuất hiện trong câu ca, lên tiếng để than thân, tiếng “em” vang lên bình dị, khiêm nhường, đậm chất nữ tính. Hình ảnh so sánh ẩn dụ mang sắc thái vùng miền Nam bộ “trái bần trôi”, đó là loai quả nhỏ bé có vị vừa chua vừa chát sống ở ven sông, khi nó chín quả sẽ rụng xuống sông trôi lênh đênh trên mặt nước. Đặc tính và dòng đời cả trái bần có nét tương đồng với người phụ nữ, cũng chua chát, hẩm hiu, nổi lênh, vô định. Câu hỏi tu từ “gió dập sóng dồi biết tâm vào đâu” vừa là niềm băn khoăn, vừa là nỗi lo sợ trước cuộc đời của người phụ nữ. “Gió dập sóng dồi” tượng trưng cho những phong ba bão táp của cuộc đời, người phụ nữ vốn đã yêu đuối, nhỏ bé làm sao có thể đứng vững trước bao cơn sóng gió ấy. Bài ca dao vừa là tiếng hát than thân nỉ non cho thân thân nhỏ bé, tội nghiệp của người phụ nữ, sự lo lắng bất an về tương lai vô định, đồng thời là những tiếng trách mọc đầy căm phẫn về xã hôi phong kiến bất công chà đạp lên người phụ nữ.

   Như vậy, có thể thấy cả ba bài ca dao đều là những tiếng ca than thân trách phận đầy tủi hờn, xót xa. Đọc những câu ca dao ta không thể cầm lòng xúc động, thương xót cho những số phận ấy. Ta thêm thấu hiểu về cuộc đời cha ông ngày trước đã phải chịu gánh chịu những đắng cay, tủi cực như thế nào để từ đó thêm yêu và trân trọng cuộc sống ngày hôm nay.