Đề bài: Thuyết minh về giống vật nuôi.

Bài văn mẫu

Trong cuộc sống của mỗi gia đình thuần Việt không thể thiếu những loài vật nuôi. Đó không phải đơn thuần chỉ là những loài nuôi nhằm lấy nguồn thức ăn mà ngoài ra đó còn như những người bạn tâm tình cùng với người nông dân mỗi khi rảnh rỗi. Một trong số những loài vật nuôi quen thuộc của người dân Việt Nam đó chính là gà.

Gà hay còn được gọi với cái tên khác là “gà nhà” hay “kê” là một loài chim đã được con người thuần hóa cách đây khoảng hàng nghìn năm. Nguồn gốc của loài gà bắt đầu từ loài chim hoang dã Ấn Độ. Tại Việt Nam, gà bao gồm rất nhiều loại: gà Đông Cảo, gà đồi, gà tre, gà gô,… Đặc điểm ngoại hình của các loại gà khác nhau sẽ không giống nhau. Các loại gà thông thường sẽ có thân hình tương đối còn gà tre thì có có thân hình nhỏ hơn. Về giới tính, gà được chia ra làm hai loại là gà trống và gà mái. Gà trống có thân hình vạm vỡ, một con gà trống trưởng thành có thể nặng từ khoảng 3 tới 3,5 kg. Gà trống có mào đỏ và to. Vì còn có nhiệm vụ thu hút bạn tình nên gà trống sẽ thường có những bộ lông rực rỡ và nhiều màu sắc hơn với lông đuôi dài và có thể xòe ra, chân gà trống có cựa trông rất oai vệ. Ngược lại, gà mái có trọng lượng nhỏ hơn, một gà mái trưởng thành có trọng lượng khoảng từ 2 tới 3 kg. Gà mái có bộ lông mượt mà, không quá sặc sỡ với lông đuôi ngắn, gà không có mào, chân cũng không có cựa. Tuổi thọ trung bình của gà có thể lên đến 5 hoặc 15 tùy từng giống.

Gà có tập tính sinh trưởng là thường sống thành đàn. Vì là động vật ăn tạp, nên thức ăn của chúng rất đa dạng, thường là thóc hay các loại côn trùng. Khi tìm thức ăn, chúng sẽ dùng móng bới đất và dùng mỏ mổ thức ăn khi tìm thấy. Gà là loài động vật đẻ trứng. Trứng gà hình bầu dục nhỏ, vỏ thường có màu hơi vàng. Trứng gà nếu như được cấp trong khoảng vài tuần ăn sẽ nở ra gà con. Những chú gà con sau khi nở ra sẽ theo mẹ đi kiếm mồi rồi sẽ sẽ tách mẹ khi đủ lớn và đủ sức bảo vệ mình.

Gà là loài động vật có vai trò rất lớn đối với đời sống của mỗi con người. Gà trống có nhiệm vụ như chiếc đồng hồ báo thức vào buổi sớm, báo hiệu cho những người nông dân đi làm đồng. Gà cung cấp nguồn trứng cho con người, đây là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, người ta còn nuôi gà để lấy thịt, thịt gà rất chắc và thơm, là món ăn ưa thích của nhiều người. Thịt và trứng cũng có thể xuất khẩu đem lại nguồn giá trị kinh tế cao. Gà được nuôi không phải chỉ để lấy thịt và trứng, người ta còn nuôi gà để làm cảnh hay để phục vụ chú chơi như đá gà,...

Gà còn là loài vật mang nhiều giá trị về lịch sử và văn hóa. Gà gắn chặt với tín ngưỡng thờ cúng tôn giáo, được coi là một trong 12 con giáp và còn trở thành một vật thờ cúng linh thiêng thường có trong những mâm cỗ thờ tổ tiên ông bà. Chân gà còn được sử dụng để bói toán tương lai. Gà trở thành nguồn cảm hứng rất bình dị và dân dã đi vào nhiều những bức tranh Đông Hồ,... Lông gà còn được sử dụng để làm cầu, đây là một thú chơi dân gian của các bạn nhỏ,....

Gà là một loại động vật dễ chăn nuôi, Chỉ cần có một không gian tương đối vừa đủ làm chuồng cho gà nghỉ mỗi lúc tối trời, hàng ngày quăng cho gà nắm thóc là đã có thể nuôi được. Tuy nhiên, đối với những người có mục đích nuôi già với quy mô lớn để phục vụ xuất khẩu thì cần phải xây dựng các trang thiết bị đảm bảo cũng như như chủ động phòng ngừa những bệnh gà dễ mắc như cúm gia cầm, tả, thương hàn,...

Gà là một trong số những gia cầm có vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Tiếng gà gáy mỗi sớm mai đã trở nên quen thuộc với làng quê Việt Nam, mỗi người cần yêu quý và trân trọng lời vật hữu ích này.