Đề bài: Thuyết minh về một thể loại văn học.

Bài văn mẫu

Theo dòng lịch sử của văn học, ta thấy ban đầu khi đi làm thơ, người ta không theo luật lệ nhất định, mỗi người tự tìm lấy cho mình một quy tắc. Tuy nhiên, dần dần, với thơ, con người có ý thức hệ thống thành những quy luật. Vào cuối thời nhà Đường ở Trung Quốc, người ta đã xác lập quy định về thơ một cách rõ ràng, gọi là thơ Đường. Trong thơ luật Đường, một thể thơ phổ biến nhất và cơ bản nhất chính là thể thơ thất ngôn bát cú.

Thơ Đường luật hay còn gọi là thơ cận thể là một thể thơ cách luật được đặt ra từ thời Đường ở Trung Quốc và thể thơ thất ngôn bát cú là một tiểu loại. Đây là một thể thơ ngay từ tên gọi cũng giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm đó chính là thể thơ này sẽ gồm câu 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

Bố cục một bài được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú sẽ thường gồm bốn phần: đề - thực - luận - kết, mỗi phần bao gồm hai câu. Hai câu đầu được gọi là hai câu đề, có câu phá đề và câu thừa đề. Câu phá đề có nhiệm vụ mở đầu cho bài thơ còn câu thừa đề sẽ dùng để chuyển tiếp ý từ câu mở đầu cho tới phần nội dung của bài thơ. Phần thực sẽ bao gồm hai câu thứ ba và thứ tư, nội dung phần này sẽ tập trung làm rõ ý của đề bài. Tiếp đến là phần luận gồm hai câu năm và sáu, nội dung phần luận là phát triển mở rộng ý của đề bài. Phần kết gồm hai câu cuối nhằm mục đích kết lại ý của toàn bài đem lại cho bài thơ một bố cục hoàn thiện đối xứng.

Về luật bằng trắc, mỗi bài thơ Đường sẽ được làm theo vần bằng hoặc vần chắc. Luật này sẽ căn cứ vào thanh của chữ thứ hai câu thứ nhất. Nếu chữ thứ hai câu thứ nhất có thanh bằng thì bài thơ sẽ được làm theo luật bằng (Thiếu nữ ngủ ngày, Tự tình 1,2 – Hồ Xuân Hương,…) còn nếu chữ thứ hai câu thứ nhất là thanh chắc thì bài thơ sẽ làm theo luật chắc (Qua đèo Ngang,…). Trong mỗi câu thơ, các cặp bằng trắc này sẽ lượt thay phiên nhau. Đối với cách gieo vần, thể thơ thất ngôn bát cú nói riêng và thơ Đường luật nói chung thì chỉ gieo vần bằng và treo ở cuối câu 1 2 4 6 8.

Đây là một thể thơ rất cẩn trọng trong đối. Trong thơ Đường, đối là đặt các câu sóng đôi với nhau cho lời bài ý cân xứng. Ở thể thơ thất ngôn bát cú, đối sẽ thường là câu 3 - 4 đối nhau và câu câu 5 - 6 đối nhau.

Là một thể thuộc thơ Đường nên những bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú sẽ có niêm. Niêm là sự kết dính giữa các câu thơ với nhau, đem lại cho bài thơ một sự liên kết đã thống nhất hoàn chỉnh. Hai dòng thơ sẽ gọi là niêm với nhau nếu như chữ thứ hai của hai dòng thơ cùng theo một luật, tức cùng có thanh bằng hoặc của thanh trắc. Trong thơ thất ngôn bát cú đường luật, dòng 1 sẽ niêm với dòng 8, dòng 2 sẽ niêm với dòng 7, dòng 3 sẽ niêm với dòng 6, dòng 4 sẽ niêm với dòng 5. Trong cùng một bài thơ, nếu như các cặp câu này này không niêm với nhau thì sẽ gọi là thất niên, tức mất sự kết dính giữa các câu thơ.

Có thể nói, thất ngôn bát cú theo đúng như đặc điểm của thơ Đường có những quy tắc sách ngặt nghèo về bố cục, niêm, luật... Trong thực tế sáng tác sẽ rất khó để một bài thơ đạt được sự cân chỉnh hoàn hảo tuyệt đối như vậy nên nhiều nhà thơ đã phá cách thơ Đường, xóa bỏ hay thay đổi một số yếu tố. Chính điều này không những không làm mất giá trị của bài thơ mà ngược lại làm cho bài thơ có sự sáng tạo độc đáo và biểu thị những những suy nghĩ riêng của mỗi tác giả.

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nói riêng và thơ Đường luật nói chung không phải chỉ là thanh tựu riêng của thơ ca Trung Quốc mà còn là một thành tựu tiêu biểu của thơ ca nhân loại. Chúng ta cần thiết phải trân trọng giá trị của những thể loại văn học này.