Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G.G. Mác-két)

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu… mất khả năng sống tốt đẹp hơn”): Chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống toàn nhân loại.

- Phần 2 ( tiếp… trở lại điểm xuất phát của nó”): Chạy đua vũ trang là vô cùng kém, đi ngược lại sự tiến bộ xã hội

- Phần 3 (còn lại): Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ cuộc sống hòa bình là nhiệm vụ cấp thiết của toàn nhân loại.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

Luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản

- Luận điểm: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa, toàn thể loài người và sự sống trên trái đất, vì vậy cần đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, nhiệm vụ thiết thực, cấp bách của mỗi người, toàn thể loài người

- Hệ thống luận cứ:

    + Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới.

Dẫn chứng: so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển, sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục…

    + Với chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, hạt nhân

    + Chạy đua vũ trang đi ngược lại quy luật tiến hóa nhân loại

    + Tất cả cần ngăn chặn chiến tranh, chạy đua vũ trang

Câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

Phần đầu tác giả chỉ ra thời gian cụ thể, đưa ra số liệu, với một phép tính đơn giản

- Để thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân, tác giả đưa ra những số liệu tính toán thuyết phục

→ Thu hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề được nói tới

Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

- Cứu trợ 500 triệu trẻ em chỉ tốn 100 tỉ đô, nhưng nó chỉ bằng chi phí cho 100 máy bay B. 1B, và dưới 7000 tên lửa vượt đại châu

- Bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi cần số tiền bằng 10 chiếc tàu bay mang vũ khí hạt nhân của Mĩ

- Giải quyết việc thiếu dinh dưỡng cho 575 triệu người, chỉ cần số tiền chi cho 149 tên lửa MX, 27 tên lửa MX

- Cần tiền cho 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới

Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

Chiến tranh hạt nhân xảy ra hủy hoại, xóa sạch thành quả văn minh nhân loại, cũng như quá trình tiến hóa sự sống, tự nhiên trên Trái Đất

Lời cảnh báo nhà văn G. Macket đặt ra trước toàn thể nhân loại nhiệm vụ cấp bách

→ Đoàn kết, quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

Văn bản có tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

- Chủ đích của người viết không chỉ là chỉ ra mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn vào nhiệm vụ đấu tranh, ngăn chặn nguy cơ chạy đua vũ trang.

- Nhan đề cũng thể hiện được luận điểm cơ bản của bài như một sự kêu gọi, khẩu hiệu, hướng tới thái độ sống nhân văn, tích cực

Luyện tập

Câu hỏi : Cảm nghĩ sau khi đọc văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn G.G. Mác-két. (trang 21 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

   Bài viết Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của nhà văn Mác-két đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính chúng ta về chiến tranh hạt nhân - điều đang đe dọa trầm trọng đến mạng sống và sự phát triển của toàn nhân loại. Chiến tranh hạt nhân không những ghê gớm như một loại bệnh dịch, có thể quét sạch sự sống trên hành tinh này mà nó còn có thể khiến cho cuộc sống của chúng ta trở về thời kì đồ đá, tiêu diệt hết toàn bộ nền văn minh trong hàng bao nhiêu triệu năm. Bởi vì sự tốn kém của việc chạy đua vũ trang hạt nhân mà chính chúng ta bị tước đi cơ hội phát triển những điều kiện sống tốt đẹp của mình. Số tiền dành cho cuộc chạy đua vũ trang ấy nếu dùng vào các lĩnh vực khác như y tế, thực phẩm, giáo dục thì đã có hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ được sống cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn 1 tỉ người và 14 triệu trẻ em khác được bảo vệ tính mạng khỏi bệnh tật,... Bài viết này đã nêu ra những lập luận sắc bén, khiến chúng ta không thể làm ngơ trước mối đe dọa lớn đang đè nặng lên tương lai của loài người, chúng ta phải hành động để bảo vệ một thế giới hòa bình, tốt đẹp không có chiến tranh hạt nhân.

Ý nghĩa - nhận xét

   Sau khi học, học sinh nhận thức được vấn đề thời sự cấp bách của con người, của nhân loại và của chính mỗi cá nhân, từ đó các em biết yêu quý và trân trọng cuộc sống các em đang có. Bài học còn hình thành và nuôi dưỡng trong các em tinh thần yêu chuộng hòa bình, một phẩm chất cần có của con người thời đại hôm nay.