Soạn bài Viếng lăng bác (Viễn Phương)

Bố cục

- Khổ đầu: Cảm xúc của nhà thơ khi lần đầu tới lăng Bác

- Khổ 2 + 3: Cảm xúc khi cùng dòng người vào lăng viếng Bác

- Khổ cuối: Niềm xúc động khi phải rời lăng về miền Nam

Câu 1: ( trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, tự hào nhưng cảm xúc chủ đạo vẫn là đau xót, tiếc nuối

- Giọng điệu trong bài thơ: giọng thành kính, trang nghiêm, suy tư trầm lắng

- Cảm xúc thể hiện trình tự vào viếng lăng Bác:

   + Cảm xúc về cảnh trước lăng,

   + Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng

   + Niềm mong ước thiết tha muốn ở mãi bên lăng Bác

Câu 2: (trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

   + Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất

   + Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang

   + Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre

Câu 3: (Trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Hình ảnh ẩn dụ mặt trời- Bác thể hiện sự vĩ đại của Bác, niềm thành kính của nhà thơ và dân tộc việt Nam đối với Bác

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện niềm thành kính, xúc động của người dân khi vào lăng viếng Bác

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

- Hình ảnh Bác đang trong "giấc ngủ bình yên" khiến tả càng thêm xót xa về sự ra đi của Bác

   + Vầng trăng: hình ảnh trong thơ ca gắn với cuộc đời Bác, đây còn là biểu tượng cho con đường soi sáng dân tộc

- Cảm xúc chân thành vỡ òa, đau nhói trong sâu thẳm cõi lòng tác giả:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

- Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi ở bên Bác: muốn làm con chim, đóa hoa

   + Đặc biệt ước nguyện trở thành cây tre trung hiếu ở mãi bên Bác, đây là hình ảnh mang tính kết tinh cao phẩm chất con người Việt Nam

→ Nhà thơ và dân tộc Việt Nam luôn dành tình cảm đặc biệt kính trọng, yêu thương đối với Người

Câu 4: (Trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Thể thơ: thơ tự do

- Cách gieo vần: linh hoạt, nhịp thơ chậm rãi thể hiện sự trầm lắng, suy tư lắng đọng, chiều sâu của nhà thơ

- Ngôn ngữ và hình ảnh, có nhiều hình ảnh sáng tạo, vừa mang nghĩa thực, mang nghĩa tượng trưng

- Ngôn ngữ mang giàu sức biểu cảm: kính trọng, tự hào, tiếc nuối, đau xót

Luyện tập

Bài 1: (trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Học thuộc bài thơ

Bài 2: (trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Viếng lăng Bác là bài thơ thể hiện niềm thành kính, tự hào của nhà thơ Viễn Phương lần đầu ra thăm lăng Bác, trong đó khổ thơ 2 và 3 diễn tả một cách chân thành tình cảm của nhà thơ cũng như người dân Việt Nam đối với Bác. Tác giả sử dụng hình ảnh mặt trời diễn tả sự vĩ đại, cao cả của Người:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Nếu mặt trời thực mang lại ánh sáng, nguồn sống cho vạn vật, thì Người mang lại cho dân tộc Việt Nam con đường hạnh phúc, tự do. Nối tiếp là dòng người "ngày ngày" nhớ tới Bác, "tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" ấy cứ vô tận mãi như tỏ lòng biết ơn đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Đối với nhà thơ, Bác chỉ như đang nằm "giấc ngủ yên bình", xung quanh Người được bảo phủ bởi những vầng sáng của ánh trăng trong tưởng tượng của tác giả. Tác giả thấy nhói ở trong tim, dù vẫn biết quy luật tự nhiên nhưng vẫn không khỏi cảm thấy đau xót, tiếc nuối khi Người giờ không còn nữa. Nhưng Bác vẫn mãi sống mãi trong lòng tác giả, đất nước và con người Việt Nam.

Ý nghĩa - Giá trị

- Về nội dung: Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được tấm lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ như: giọng điệu trang trọng và tha thiết, hình ảnh ẩn dụ đẹp, có tình biểu tượng cao cùng với hệ thống ngôn từ bình dị mà cô đọng, hàm súc.